【bưu điện】Tôn vinh vị xưa, món ngon từ sợi lúa gạo trong ẩm thực 3 miền
Món ngon từ sợi lúa gạo trong ẩm thực ba miềnlà sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện ẩm thực Hương vị quê nhà,ônvinhvịxưamónngontừsợilúagạotrongẩmthựcmiềbưu điện một chương trình do nhà hàng Mặn Mòi tổ chức cùng các nghệ nhân và chuyên gia ẩm thực, lần lượt tái hiện gần 200 món ngon đặc trưng của 63 vùng miền trải dài khắp Việt Nam.
Người yêu ẩm thực Việt sẽ có dịp thưởng thức vị xưa của các món ngon dân gian và giao lưu gặp gỡ nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, Đặng Hồng Thắm, chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long, Bùi Công Thành, Thạc sĩ Đặng Kiều Diễm, nghệ sĩ Xuân Hương... và lắng nghe câu chuyện về hành trình tìm lại khẩu vị Việt xưa qua các món sợi từ lúa gạo ba miền.
Theo các chuyên gia ẩm thực chia sẻ, bánh nghệ là một món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam bộ cách đây hơn nửa thế kỷ. Tương truyền rằng: bánh do nghệ nhân từ Nghệ An truyền lại nên có tên bánh nghệ - để trả lời câu hỏi vì sao bánh nghệ lại không có màu vàng. Trước đây, bánh nghệ được bán nhiều ở Nam bộ, cụ thể là ở TP.HCM và Gò Công. Còn ở miền Trung thì có bán ở Phan Thiết và Ninh Hòa. Tuy hình thức có vẻ hơi khác, nhưng thành phần nguyên liệu cũng tương tự, chủ yếu từ bột nếp và bột gạo, có nơi cho thêm chút bột lọc cho bánh có độ trong giúp bánh mượt mà hơn.
Bánh nghệ Phan Thiết: Bánh có độ trong dẻo, tạo hình như cái rế, sợi bánh to hơn bánh Gò Công. Nhân bánh là chả chiên, chả hấp, nem chua, bánh vụn chiên giòn, tóp mỡ và xoài xanh cắt sợi.
Thay vì dùng mỡ hành như trong Nam, thì miền Trung hay dùng dầu hẹ, loại hẹ tăm bé xíu và dầu đậu phộng rất thơm. Lại cho thêm tóp mỡ hoặc bánh vụn chiên giòn… cả ruốc tôm.